WHY – Vì sao phải đầu tư?

1.1 CÁC CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ VÀ NHỮNG LÝ DO PHẢI ĐẦU TƯ

Đầu tư để đi đến đích cuối cùng là Tự Do Tài Chính, khi đạt đến mục tiêu này mình sẽ được tự do lựa chọn. Việc theo dõi chi tiêu, xoá nợ và tích luỹ sẽ là cơ sở tạo nền móng cho ngôi nhà và việc đầu tư sẽ giúp xây nhà.
Chính sách hưu trí của các nước trên thế giới: Superannuation, 401k, social security, employee pension… ở VN là BHXH.
Hàng tháng trích lương người lao động đóng BHXH, BH thất nghiệp (trang trải khi thất nghiệp) và BHYT (chi trả y tế khi ốm đau, tai nạn) tỷ lệ 10,5% và công ty đóng 21%.
Một người có mức thu nhập tối đa đóng BHXH là 20 lần mức lương cơ sở.
Đóng đủ 20 năm thì đủ tiêu chuẩn nhận lương hưu, tương ứng 45%, mỗi năm tiếp theo +2% nhưng tối đa 75%. Mỗi năm nghỉ hưu sớm so với tuổi nghỉ hưu sẽ bị trừ 2%. Trường hợp chưa đóng đủ 20 năm thì sẽ nhận một lần.

Tại sao không nên dựa hoàn toàn vào BHXH?

  • Trượt giá
  • Các công ty thực hiện không đúng: ký hợp đồng lao đồng với mức lương đóng BHXH nhỏ hơn mức lương thực tế.
    Phải đợi đến tuổi nghỉ hưu thì mới nhận được khoản BHXH này.

Khi dựa hoàn toàn vào BHXH để nghỉ hưu thì rất rủi ro, số tiền nghỉ hưu không đủ để lo cho cuộc sống khi về già một cách tươm tất và an toàn. Việc chuẩn bị tài chính khi còn trẻ là việc phải làm, nếu không thì chúng ta chỉ đang mượn nợ từ tương lai mà thôi.

1.2 LẠM PHÁT/INFLATION

“Cash is trash”

Lạm phát là sự sụt giảm sức mua của đồng tiền. Ví dụ: hôm nay mua ly cafe là 10k nhưng năm sau phải mất 50k để mua được ly cafe tương tự.

Nguyên nhân chính của Lạm Phát:

  1. Do chi phí đẩy (cost push inflation): chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng (nguyên vật liệu sản xuất, nhân công, thuê mặt bằng, nhà xưởng) => phải tăng giá của hàng hoá bán ra => người dùng phải trả nhiều tiền hơn.
  2. Do cầu kéo (Demand pull inflation): có quá nhiều người dùng cần một món gì đó mà nhà sản xuất không sản xuất kịp. Do đời sống người dân tăng cao, có nhiều tiền hơn nên nhu cầu mua sắm tiêu dùng tăng, dẫn đến giá cả hàng hoá tăng. Nhà nước có thể tác động bằng công cụ như giảm thuế, tăng giảm lãi suất.
  3. Do NHNN in thêm tiền: đây cũng là công cụ Nhà nước dùng để điều chỉnh và kiểm soát nền kinh tế.

Khi mình có kiến thức thì sẽ nhận ra được các cơ hội để đầu tư.

Lạm phát không hoàn toàn xấu vì nó cũng giúp phát triển nền kinh tế, quan trọng là kiểm soát ở tỷ lệ hợp lý.

Chỉ số giá tiêu dùng – CPI: đây là một trong những chỉ số phản ánh lạm phát. Không tính bằng tỷ lệ % mà tính bằng một con số. CPI thì so sánh với Base year (năm cơ sở). Tỷ lệ lạm phát thì so sánh với năm trước đó.
Tỷ lệ lạm phát bình quân trong 10 năm qua ở Việt Nam là 5,8%/năm. Ở các nước khác như Mỹ, Anh, Úc khoảng 2,5 -4%/năm.

Tăng theo lạm phát là tăng theo kiểu compound nên việc tích luỹ để trong tài khoản tiết kiệm thì theo thời gian lạm phát sẽ ăn mòn tài sản của chúng ta. Khi lấy lãi suất tiền gửi tiết kiệm – tỷ lệ lạm phát >0 nhưng có một vấn đề là đồng VND mất giá so với USD (🥵). Lạm phát là sát thủ vô hình đối với túi tiền của chúng ta. Chỉ tích luỹ tiết kiện mà không đầu tư thì tài sản sẽ sụt giảm dần theo thời gian.

1.3 NHỮNG TRƯỜNG HỢP CHƯA NÊN ĐẦU TƯ

  • Vẫn còn nợ xấu – những khoản nợ có lãi suất cao như vay nóng, vay mua xe, vay cá nhân, vay tiêu dùng… Cần phải trả nợ xấu xong trước khi đầu tư. Lợi ích tinh thần mang lại rất lớn, không bị áp lực trả nợ.
  • Đảm bảo thu nhập lớn hơn chi tiêu tối thiểu hàng tháng. Ghi chép để theo dõi thu chi, tích cực tăng thu, giảm chi.
  • Có quỹ dự phòng (emergency fund) – dành khi gặp sự cố bất nhờ trong cuộc sống như mất việc, ốm đau… Nên duy trì run way thì 6-12 tháng và quỹ sinking – những chi tiêu có kế hoạch trước như sửa nhà, mua máy tính…
Start an Emergency Fund.